Điển hình như vùng trồng bưởi 5 roi với diện tích 7.700 ha tập trung ở thị xã Bình Minh, vùng trồng cam sành hơn 7.300 ha ở huyện Tam Bình và Trà Ôn, vùng trồng nhãn với diện tích hơn 9.500 ha ở các xã cù lao thuộc huyện Long Hồ, vùng trồng chôm chôm với diện tích 1.300 ha,…
Việc xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng chống sâu bệnh và nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây ăn trái ở các địa phương. Ngoài ra, các vùng chuyên canh cũng góp phần tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu với khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước./.
Để phát huy lợi thế của vùng sinh thái và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất sản xuất, thời gian qua, bên cạnh việc qui hoạch các vùng sản xuất lúa chất lượng cao và vùng trồng màu chuyên canh, ngành NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long còn phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản.
Y.T (st) – Nguồn: Thvl.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét